Thứ năm, 25/04/2024

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886 - 01/5/2024)

Thứ năm, 28 Tháng 10 2021 15:39

Lâm Đồng đổi mới công tác dân vận ở vùng dân tộc thiểu số

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, quốc phòng. Thời gian qua, Tỉnh Lâm Đồng đã có những mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời phát huy tốt vai trò lãnh đạo của các cấp ủy trong việc thực hiện công tác dân vận.

      Lâm Đồng có 27% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Toàn tỉnh có 66 xã và 468 thôn có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 20%. Trong đó, 127 thôn và 18 xã có tỷ lệ trên 80%.

     Thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngàỵ 09/11/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản cụ thể để chỉ đạo, lãnh đạo triển khai Chỉ thị số 49-CT/TW. Cấp ủy các xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch thực hiện, phổ biến, quán triệt đến từng chi bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên thông qua các cuộc họp, hội nghị, giao ban hoặc lồng ghép, kết hợp với việc quán triệt triển khai nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị. Tỉnh quan tâm, chú trọng triển khai các phong trào, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Toàn xã hội tham gia xóa nhà tạm”, đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo” và "Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới; vận động nhân dân tích cực tham gia hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, "gia đình, thôn, xã văn hóa”.

 Thực hiện phương châm hướng về cơ sở, gần dân, sát dân, nắm bắt và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã tập hợp đồng bào DTTS vào việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên. Chú trọng xây dựng lực lượng đoàn viên, hội viên nòng cốt, đặc biệt là tăng cường và phát huy tốt vai trò già làng, người có uy tín, các vị chức sắc trong các hoạt động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động nhân dân. Đến nay, đồng bào DTTS đã có những thay đổi tập quán sản xuất, biết tổ chức, liên kết trong phát triển kinh tế, hiểu và tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu. Tình trạng tảo hôn, thách cưới, hôn nhân cận huyết thống, tổ chức tang lễ linh đình, dài ngày... đã giảm đáng kể.

Lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh đã chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây nhà tình nghĩa, giúp nhân dân làm kinh tế, tham gia khám chữa bệnh, thực hiện tốt công tác kêu gọi thanh niên trong độ tuổi đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự; tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhất là các tầng lớp nhân dân trong vùng đồng bào DTTS hiểu rõ về âm mưu “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng và nhân rộng nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, dân vận khéo trên lĩnh vực an ninh trật tự trong vùng đồng bào DTTS, góp phần vô hiệu hóa hoạt động nhen nhóm thành lập "Hội dân oan” tại địa phương. Đấu tranh, bóc gỡ các đối tượng là người DTTS tham gia tổ chức phản động "Việt Tân", ngăn chặn nhiều hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng, di dân về làng cũ trong vùng đồng bào DTTS.

      Công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là người đồng bào DTTS ngày càng được quan tâm. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức người DTTS trên địa bàn tỉnh là 623 người, số lượng viên chức người dân tộc thiếu số là 3.283 người, có trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị các cấp cũng như phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng mở nhiều lớp đào tạo tiếng đồng bào dân tộc và nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ, công chức, viên chức.

      Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS; chưa chủ động, tích cực thực hiện chủ trương của Đảng đối với vùng đồng bào dân tộc. Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS chưa thường xuyên. Sự phối hợp của một số sở, ban, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình, dự án trong vùng DTTS chưa chặt chẽ, thiếu sự liên kết, thống nhất.

      Để tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; tập trung hướng về cơ sở. Phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước. Chú trọng phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

     Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ là người đồng bào DTTS. Quan tâm công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong vùng đồng bào DTTS. Bố trí tỷ lệ hợp lý cán bộ, công chức là người DTTS trong cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quôc và các đoàn thể chính trị - xã hội; các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan đến dân tộc.

     Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc, phát huy dân chủ ở cơ sở. Chú trọng xây dựng lực lượng cốt cán, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng thôn, buôn, người có uy tín là đồng bào DTTS trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Vận động từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán không còn phù hợp trong vùng đồng bào DTTS. Kịp thời biếu dương, khen thưởng, nhân rộng những mô hình, điển hình trong phong trào “Dân vận khéo”trên các lĩnh vực.

Quang Lê

(Nguồn: Việt Nam Thịnh Vượng)

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hình_LD

    Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng làm việc với trường Chính trị

  • Bế giảng C17

    Lễ Bế giảng lớp Cao cấp Lý luận Chính trị C17 Lâm Đồng

  • DH ĐOAN TRUONG

    Đại hội Đoàn TNCSHCM trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2022 - 2027

  • HN CBCC 2022

    Hội nghị Công chức, Viên chức và Người lao động năm 2022

  • Bế giảng K36

    Lễ Bế giảng lớp Trung cấp LLCT-HC K36 hệ tập trung

  • DH Chi bo 1

    Đại hội Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2022-2025 (Đại hội mẫu)

THỐNG KÊ TRUY CẬP
001154040
Đang truy cập : 24