Thứ sáu, 26/04/2024

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2024) VÀ 138 NĂM NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (01/5/1886 - 01/5/2024)

Thứ ba, 08 Tháng 11 2022 08:38

Trường Chính trị Lâm Đồng với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên góp phần thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”

Trường Chính trị Lâm Đồng với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đảng viên góp phần thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”

Trong bối cảnh hiện nay, khi sự suy thoái về tư tưởng chính trị đang có những biểu hiện đáng lo ngại, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị chính là góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”

 Từ khóa: đào tạo, bồi dưỡng; cán bộ, lý luận chính trị, nền tảng tư tưởng, Nghị quyết 35-NQ/TW

 

 

Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Trường chính trị tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác. Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị hiện nay bao gồm các hệ lớp: Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng chức danh; cập nhật kiến thức thường xuyên cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; các lớp dự nguồn cán bộ. Trong đó, đào tạo chương trình Trung cấp Lý luận chính trị được xem là  nhiệm vụ then chốt, với mục tiêu trực tiếp là trang bị cho đội ngũ cán bộ về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng.. . Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi sự suy thoái về tư tưởng chính trị đang có những biểu hiện đáng lo ngại và cuộc đấu tranh chống lại sự suy thoái đó đang diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt thì nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị lại càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Có thể khẳng định, dạy tốt, học tốt lý luận chính trị trong Đảng là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, là hoạt động có vai trò to lớn để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Xác định rõ nhiệm vụ chính trị nhiều năm qua, Nhà trường đã tiến hành đổi mới các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡn tạo sự chuyển biến rõ nét về ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện của học viên nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận, qua đó nhằm nâng cao giác ngộ chính trị và năng lực thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Nhưng trước yêu cầu mới ngày càng cao đối với đội ngũ cán bộ và để góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, đòi hỏi nhà trường cần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Bởi vì, khi trình độ, năng lực nhận thức về Chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên thấp dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, hoang mang, dao động trước các luận điệu chống phá, tác động tiêu cực tới niềm tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng vào mục tiêu cách mạng. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao chính là góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh Lâm Đồng vững vàng về bản lĩnh chính trị có khả năng “miễn dịch” với các quan điểm sai trái, với vi rút “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Trong phối hợp đào tạo, nhà trường mời giảng viên thỉnh giảng là cán bộ của các Ban Xây dựng Đảng tham gia giảng dạy một số bài học, một số chuyên đề cho các lớp nhất là chương trình Trung cấp lý luận chính trị. Các giảng viên kiêm chức đã thực hiện đúng quy chế giảng viên; việc truyền đạt bám sát yêu cầu về nội dung. Qua đó, chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, cập nhật tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nhà giúp học viên nắm chắc những yêu cầu mới; đúng định hướng để phòng, chống “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội.. nâng cao bản lĩnh chính trị trong tình hình mới

Đồng thời để giáo dục truyền thống, nâng cao giác ngộ chính trị cho giảng viên nhà trường thường xuyên tổ chức  các Hội thảo, Tọa đàm khoa học như Hội thảo nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tọa đàm “Bác Hồ với công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”… Nhà trường duy trì việc thực hiện đọc chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sáng thứ hai hàng tuần với những câu chuyện ngắn gọn và thiết thực, nhiều học viên đã đánh giá rất cao những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua đó thêm một kênh nâng cao bản lĩnh chính trị cho học viên, tư tưởng tình cảm tốt đối với lãnh tụ và chế độ.

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị, thực hiện tốt Nghị quyết số 35-NQ/TW  là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách của tất cả các tổ chức cơ sở đảng, có liên quan tới sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Đối với trường Chính trị là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp thì nhiệm vụ đó lại quan trọng hơn bao giờ hết, làm tốt công tác này chính là góp phần thiết thực vào việc xây dựng dựng đội ngũ cán bộ các cấp trong sạch vững mạnh là hạt nhân chính trị tại các cơ quan, đơn vị đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch chống phá Đảng ta hiện nay.

 Để làm tốt công tác này cần thực hiện mấy vấn đề sau:

Thứ nhất: Mỗi giảng viên phải có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng.

Yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII là phải chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, xa rời nền tảng tư tưởng của Đảng. Muốn vậy thì trước hết bản thân mỗi người giảng viên cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, luôn tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch. Đó là cách mỗi giảng viên tự nâng cao sức đề kháng trước những cám dỗ, mua chuộc; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang là một trong những thách thức không nhỏ hiện nay. Chỉ khi nào người giảng viên thật sự tin tưởng vào Đảng mới thật sự truyền được niềm tin, tình cảm về lý tưởng cách mạng cho học viên.

Thứ hai: Đảm bảo tính Đảng trong giảng dạy

 Giảng viên trường Chính trị phải là những người có tinh thần kỷ luật cao, trách nhiệm với mỗi bài giảng, mỗi lời nói của chính mình. Đội ngũ giảng viên phải hiểu rất rõ rằng, mỗi thông điệp mà bài giảng của họ đưa ra đều tác động rất lớn đến nhận thức của học viên. Do đó, tinh thần kỷ luật phát ngôn, kỷ luật lên lớp, ý thức trách nhiệm trong giảng dạy luôn phải được quán triệt nghiêm túc. Giảng viên phải đấu tranh mạnh mẽ với các quan điểm sai trái bảo vệ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Qua đó để cho học viên nhận thức đúng về các vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước ta hiện nay, không bị ảnh hưởng bởi các thông tin trái chiều, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, để tránh khỏi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Thứ ba: Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học

Những vấn đề chính trị xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội và phải trở lại phục vụ, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội, do đó đòi hỏi phương pháp dạy và học lý luận chính trị cũng phải rất thực tiễn và không ngừng được đổi mới.
Trong bối cảnh hiện nay, trước hàng loạt vấn đề mới đặt ra từ đời sống xã hội sinh động của đất nước và thế giới, việc truyền bá một chiều, áp đặt, duy ý chí từ phía giảng viên sẽ không còn phù hợp. Do đó, đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; gợi mở, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, đối thoại có trách nhiệm giữa giảng viên và học viên, kết hợp với ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại... sẽ tạo ra không khí học tập sôi nổi. Quan trọng hơn nữa qua trao đổi giảng viên sẽ nắm bắt thực chất hơn thái độ của người học với chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời khắc phục các nhận thức chưa đúng, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi sai trái, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng nay từ khi manh nha hình thành.
Thứ tư, Kết hợp tốt giữa lý luận và thực tiễn trong dạy và học

Tùy theo từng nội dung môn học, giảng viên cần vận dụng lý luận với thực tiễn, tăng tính thuyết phục của mỗi bài giảng chính trị phải xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội và phải trở lại phục vụ, giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội. Để bản lĩnh chính trị của cán bộ được nâng lên, trước tiên cần phải chú ý bồi dưỡng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, điều đó không tách rời việc dạy và học lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng.  Đặc biệt, trong dạy và học lý luận chính trị cần coi trọng tổng kết thực tiễn để làm rõ giá trị đích thực của lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự sáng tạo vận dụng của Đảng ta qua từng thời kỳ cách mạng. Qua đó giúp người cán bộ, đảng viên tự giác rèn luyện theo các giá trị, chuẩn mực đạo đức cách mạng ngay trong học tập lý luận chính trị.

Thứ năm: Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động thể thao, văn nghệ

Nhân các ngày lễ lớn của dân tộc Đảng ủy, BGH, các tổ chức đoàn thể cần thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ: như bóng chuyền, bóng bàn, hội diễn… giữa các lớp học qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp,  khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, lòng trung thành với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc hệ tư tưởng của Đảng

       Trường Chính trị với vai trò chính là đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh… nhiều năm qua nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp. Qua đó nâng cao trình độ nhận thức chính trị, năng lực toàn diện, bản lĩnh vững vàng, giữ vững lập trường, quan điểm và Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp một phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Ths. Kiều Hoài Sơn

Trưởng khoa Xây dựng Đảng

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

  • Hình_LD

    Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng làm việc với trường Chính trị

  • Bế giảng C17

    Lễ Bế giảng lớp Cao cấp Lý luận Chính trị C17 Lâm Đồng

  • DH ĐOAN TRUONG

    Đại hội Đoàn TNCSHCM trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2022 - 2027

  • HN CBCC 2022

    Hội nghị Công chức, Viên chức và Người lao động năm 2022

  • Bế giảng K36

    Lễ Bế giảng lớp Trung cấp LLCT-HC K36 hệ tập trung

  • DH Chi bo 1

    Đại hội Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2022-2025 (Đại hội mẫu)

THỐNG KÊ TRUY CẬP
001154837
Đang truy cập : 36